Nghiên cứu sinh Đàm Thị Thanh Dung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 25/08/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đàm Thị Thanh Dung, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội"
Thứ sáu, ngày 07/07/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực    Mã số: 9340404
Nghiên cứu sinh: Đàm Thị Thanh Dung        Mã NCS: NCS38.097NL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thúy Hương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội (Blau, 1964) và lý thuyết vốn xã hội (Hanifan, 1916; Nahapiet & Ghoshal, 1998), Luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về tác động của chia sẻ tri thức đến kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội. Trong đó, lý thuyết vốn xã hội được sử dụng để giải thích tác động của chia sẻ tri thức đến kết quả hoàn thành công việc của giảng viên. Còn tác động của sự hài lòng tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên được giải thích bằng lý thuyết trao đổi xã hội. Những học thuyết này củng cố vững chắc cho mô hình nghiên cứu.
Thứ hai, thông qua tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính, tác giả đã bổ sung thêm một số chỉ báo trong thang đo cho nhân tố “kết quả thực hiện công việc được giao” và nhân tố “hành vi cản trở công việc” của kết quả hoàn thành công việc. Với việc bổ sung thêm các chỉ báo này, thang đo đã có độ tin cậy cao hơn cũng như phù hợp hơn với bối cảnh các trường đại học tại Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thông qua việc kiểm định mô hình nghiên cứu, Luận án cho thấy chia sẻ tri thức tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội thông qua vai trò trung gian sự hài lòng trong công việc. Kết quả của Luận án đưa ra những gợi ý cho nhà trường, các cơ quan quản lý Nhà nước để thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên, qua đó nâng cao sự hài lòng và kết quả hoàn thành công việc của giảng viên. 

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic : The impact of knowledge sharing on the performance of lecturers at universities in Hanoi
Specialization: Human Resource Management     Code: 9340404
PhD student: Dam Thi Thanh Dung         Doctoral code: NCS38.097NL
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Pham Thuy Huong
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

Firstly, based on social exchange theory (Blau, 1964) and social capital theory (Hanifan, 1916; Nahapiet & Ghoshal, 1998), the thesis has built a research model on the impact of sharing. knowledge on job completion of lecturers at universities in Hanoi . In it, the theory of social capital is used to explain the impact of knowledge sharing on the performance of lecturers. And the impact of satisfaction on the job performance of lecturers is explained by social exchange theory. These theories firmly underpin the research model.
Secondly, through the research review and qualitative research, the author has added a number of indicators in the scale for the factor "performance performance of the assigned work" and the factor "behavior that hinders work". work” of job completion. With the addition of these indicators, the scale has higher reliability and is more suitable for the context of universities in Vietnam.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

Through testing the research model, the thesis shows that knowledge sharing directly and indirectly affects the job completion results of university lecturers in Hanoi through the role of mediating satisfaction. enthusiasm at work. The results of the thesis provide suggestions for schools and state management agencies to promote knowledge sharing among lecturers, thereby improving student satisfaction and job completion. lecturers.