Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thu Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 25/09/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Thu Hương, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế".
Thứ sáu, ngày 25/08/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế) Mã số: 62 310101
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Thu Hương
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

(1) Khác với các nghiên cứu trước đây về chuyển dịch cơ cấu lao động, luận án đã tập trung nghiên cứu đồng thời hai vấn đề: (i) tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng kinh tế; và (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều đó giúp cho việc đánh giá, đề xuất các khuyến nghị về chuyển dịch cơ cấu lao động toàn diện và đồng bộ hơn.

(2) Luận án đã sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu định lượng truyền thống và hiện đại như: mô hình hạch toán tăng trưởng, mô hình số liệu mảng đa bậc và mô hình số liệu mảng không gian. Các phương pháp nghiên cứu đa dạng đó đã giúp cho việc xem xét các vấn đề nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau (theo ngành, theo địa phương và theo thời gian), đồng thời đảm bảo tính tin cậy. Các kết quả phân tích tuy có khác nhau về định lượng nhưng khá thống nhất về mặt xu hướng.

(3) Luận án là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận chỉ số Lilien để đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ) giữa các ngành (theo hiểu biết của tác giả).

(4) Luận án đã đưa thêm một số yếu tố mang tính đặc trưng của Việt Nam như: chỉ số PCI đo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam và thành phần con của nó là đào tạo lao động vào các mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá tác động của CDCCLĐ đến tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCLĐ nội ngành và CDCCLĐ giữa các ngành tại Việt Nam.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu 

(1) Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành tại Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ theo các mức độ khác nhau, tùy theo ngành, theo địa phương. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành diễn ra mạnh nhất trong các ngành: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; CNCBCT và diễn ra yếu nhất trong ngành Nông, lâm, thủy sản. Địa phương có chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành diễn ra mạnh nhất là Bà rịa Vũng tàu và yếu nhất là Sơn La.

(2) Luận án đã chỉ rõ: trong giai đoạn 1995-2014, chuyển dịch cơ cấu lao động có đóng góp tích cực vào tăng trưởng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mức độ đóng góp là khác nhau giữa các ngành, các tỉnh hay giai đoạn nghiên cứu. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ hợp lý cho các ngành và các địa phương có mức độ đóng góp chưa cao, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.

(3) Luận án còn phát hiện một số kết luận mới như: (i) mức khác biệt trong thu nhập có ảnh hưởng đến CDCCLĐ theo hình chữ U ngược; (ii) đào tạo lao động tại các địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng lan toả theo không gian đến chuyển dịch cơ cấu lao động; (iii) mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CDCCLĐ là khác nhau giữa các ngành và các địa phương. Từ đó, các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy CDCCLĐ theo hướng đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế cần cụ thể đối với từng nhóm chính sách; từng ngành và từng địa phương, trong đó cũng cần chú ý đến tác động lan tỏa theo không gian.

Nội dung của luận án xem tại đây.

---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Subject: Factors affecting the structural change of labor in Vietnam and its role to economic growth
Major: Economics (Mathematical Economics)                 Code:  62. 31.01.01
Graduate student:  Vu Thi Thu Huong 
Supervisor: Assoc.Prof.Dr Nguyen Thị Minh

New theoretical and academic contributions: 

(1) Unlike the previous studies on the structural change of labor, the dissertation focuses on two issues: (i) the impact of structural change of labor on economic growth; and (ii) factors affecting structural change of labor. This helps to evaluate and suggest more consistent recommendations.

(2) The dissertation used many traditional and modern quantitative models such as growth accounting model, multilevel panel model and spatial panel data model. These research methods have enabled the examination of research issues in various aspects (sectors, locality and time), but ensuring reliability. Results of the analysis, although different in quantitative but fairly unify in the trend.

(3) The dissertation is the first study in Viet Nam to approach the Lilien index to measure the intra- sector and inter-sector structural change of labor (accodding to the authors knowledge).

(4) The dissertation has added a number of unique elements of Vietnam such as the PCI measuring the provincial competitiveness of Vietnam and labor training in econometric models aimed to assess the impact of the structural change of labor on growth and factors affecting the structural change of labor. 

New conclusions and recommendations 

(1) The findings show that the intra-sector and inter-sector structural change of labor in Vietnam taking place quite strongly and differently depending on different sectors and locality or study period. In particular, the intra-sector structural change of labor is the strongest in the sectors of administrative and support services; manufacturing and the weakest in agriculture, forestry and fishery. Ba Ria Vung Tau has the strongest intra-sector structural change of labor. Son La has the lowest intra-sector structural change of labor.

(2) The dissertation has indicated that: In the period 1995-2014, the structural change of labor contributed positively to the growth of labor productivity and economic growth in Vietnam. However, rates of contribution are different depending on sectors, provinces or research period. Therefore, it is of great necessity to have policies to provide reasonable support to sectors and localities at low levels of contribution, in order to promote a positive structural change of labor.

(3) The dissertation showed the following new conclusions: (i) the differences in income affects the structural change of labor in inverted U-shape; (ii) Labor training in localities have directly; indirectly effect and spatial effect to the structural change of labor; (iii) factors affecting the structural change of labor were in different levels, depending on sector, locality. Therefore policy recommendations to promote the structural change of labor should be specific to each policy group; each sector and each locality, which also needs to pay attention to spatil spillover effects.