Nghiên cứu sinh Phan Thành Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 18/01/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Thành Hưng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Những yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng thành thị Việt Nam".
Thứ tư, ngày 18/12/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng thành thị Việt nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
Nghiên cứu sinh: Phan Thành Hưng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất: Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của hai nhân tố cảm nhận bản thân là người hiện đại, và cảm nhận bản thân là người truyền thống tới thái độ đối với hành vi mua của người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ở thành thị Việt Nam. Đây là nhóm các nhân tố mang tính niềm tin ảnh hưởng tới thái độ đối với hành vi mua trong TPB (Ajzen, 1991). Các nghiên cứu trước đây hoặc rất ít đề cập tới, hoặc có đề cập tới nhưng không đề cập cùng lúc hai nhân tố mang tính đặc trưng này của người tiêu dùng ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý cho các nghiên cứu sau có thể tìm kiếm và xem xét thêm vai trò của các yếu tố thuộc niềm tin, mang đặc trưng của người tiêu dùng tại các nền kinh tế chuyển đổi ảnh hưởng tới hành vi mua của họ, điều mà các nghiên cứu trong bối cảnh này còn ít chú ý đến.
 
Thứ hai: Tác giả đã phát hiện và đưa thêm vào nghiên cứu một nhân tố mới là sự tương đối vào mô hình dựa trên nghiên cứu định tính, đây là một khái niệm đã được nhắc đến trong lĩnh vực tâm lý và triết học đạo đức nhưng chưa được nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi mua thực phẩm hữu cơ. Song song với việc đưa nhân tố sự tương đối vào mô hình, tác giả đồng thời cũng xây dựng thang đo dựa trên những gợi ý trong trả lời phỏng vấn của khách hàng, và kết quả kiểm định giả thuyết đã cho thấy đây là một yếu tố quan trọng cản trở ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng Việt Nam.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Thứ nhất: thái độ đối với hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng thành thị Việt Nam bị ảnh hưởng cùng lúc bởi 2 nhân tố khá trái ngược nhau là cảm nhận bản thân là người hiện đại và cảm nhận bản thân là người truyền thống, trong đó ảnh hưởng của cảm nhận bản thân là người truyền thống mạnh hơn, là cơ sở để các doanh nghiệp khuếch trương các đặc tính của sản phẩm một cách chính xác.
 
Thứ hai: sự tương đối trong ý định mua thực phẩm hữu cơ là một yếu tố tác động khá tiêu cực tới ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng thành thị Việt Nam, chính điều này trong suy nghĩ của người tiêu dùng làm giảm giá trị của thực phẩm hữu cơ so với các sản phẩm thông thường họ vẫn sử dụng, từ đó làm giảm ý định mua thực phẩm hữu cơ của họ.
 
Thứ ba: giá được coi là một yếu tố tham chiếu tới chất lượng, do đó, ảnh hưởng của cảm nhận về giá tới ý định mua thực phẩm hữu cơ là thuận chiều, đây là tín hiệu cho thấy các nhà quản lý nên nỗ lực hơn nữa trong việc lấy lại niềm tin về nhãn hiệu của người tiêu dùng, lấy nhãn hiệu và chứng nhận làm bảo chứng về chất lượng cho sản phẩm.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Research topic: Factors affecting the intention to buy organic food of Vietnamese urban consumers
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)
Postgraduate student: Phan Thanh Hung
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Tuyet Mai
Training institution: National Economics University
 
Theoretical contributions 
 
First: Research has shown the important role of two factors: perception of modern self, and perception of traditional self to attitude towards behaviour in buying organic food in urban areas of Vietnam. This is a group of trust factors affecting attitudes towards buying behavior in TPB (Ajzen, 1991). Previous research has rarely mentioned or mentioned but did not mention at the same time these two characteristic factors of consumers in countries with transition economies. Research results also suggest future research to consider adding adding the role of other elements of belief, characteristics of consumers in the transition economy that affect their buying behaviour, which research in this context pays little attention to.
 
Second: The author identified and put to the research a new factor: relativism to the model based on qualitative research, this is the mentioned concept in the field of psychology and moral philosophy but have not been studied in the field of behaviour in buying organic food. In addition to putting relativism factor into the model, the author at the same time also built a scale based on suggestions in customer interviews, and hypothesis testing results showed that this was an important prevention to intention to buy organic food of Vietnamese consumers.
New findings and proposals drawn from the research results of the thesis 
 
First: attitude towards behaviour in buying organic food of Vietnamese urban consumers is affected by two contradictory factors at the same time: perception of modern self, and perception of traditional self, in which the impact of perception of modern self is stronger, is the basis for enterprises to promote the characteristics of their products correctly.
 
Second: relativism in the intention to buy organic food is a fairly negative factor affecting to intention to buy organic food of Vietnamese urban consumers, it is this thought in the minds of consumers that reduces the value of organic food compared to the conventional products they still use, thereby reducing their intention to buy organic food...
 
Third: price is considered a reference factor for quality, so the effect of price perception on the intention to buy organic food is positive, this is a signal that managers should make more efforts to regain brand trust of consumers, take the label and certification as quality assurance for the product.