Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Cường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 16/09/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Việt Cường, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Thu hút nguồn vốn ODA nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020".
Thứ ba, ngày 16/08/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 


Đề tài luận án: Thu hút nguồn vốn ODA nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng          Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Việt Cường         
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên tổng quan nghiên cứu, khung lý luận về ODA cho lĩnh vực An sinh Xã hội, luận án đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và mô hình nghiên cứu với 03 biến độc lập ((1) sự phù hợp mục tiêu giữa bên cấp và bên nhận ODA; (2) Hệ thống chính sách, thể chế, luật pháp, chiến lược thu hút vốn ODA của Việt Nam; (3) Hiệu quả sử dụng vốn ODA) và 01 biến phụ thuộc là khả năng cung cấp ODA của các nhà tài trợ. 

Dựa trên kết quả điều tra thực chứng và vận dụng Phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố cũng như các thang đo ban đầu của từng nhân tố trong mô hình, luận án tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 02 bước: (1) nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu nhỏ để xây dựng thang đo với phương pháp được lựa chọn là phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha; (2) Nghiên cứu định lượng chính thức (sử dụng các phương pháp: (i) kiểm định KMO và Bartletts, (ii) phân tích EFA, (iii) hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, (iv) Kiểm định hệ số tương quan và (v) Phân tích hồi quy) để kiểm định thang đo và xác định mối quan hệ giữa 3 biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như nghiệm chứng được mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu.

Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả chạy mô hình kinh tế lượng đã chứng minh các giả thuyết đề ra và lượng hóa được mối quan hệ giữa các nhân tố (biến độc lập) này tới thu hút ODA trong lĩnh vực An sinh Xã hội. 

Dựa trên khung lý luận về ODA cho lĩnh vực An sinh Xã hội, luận án cũng xác định được các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của việc thu hút ODA cho lĩnh vực An sinh Xã hội thời gian qua; kết hợp với nghiên cứu thực trạng thông qua tài liệu thứ cấp và ý kiến chuyên gia luận án cũng xác định được các nhu cầu về vốn ODA cho lĩnh vực An sinh Xã hội trong thời gian tới. 

Luận án cũng đề xuất được các nhóm giải pháp chủ yếu tăng cường thu hút ODA gắn với từng nhân tố cụ thể: thứ nhất, nhóm giải pháp tăng cường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà tài trợ và bên tiếp nhận nguồn vốn ODA; thứ hai, nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách, chiến lược ODA trong ASXH; thứ ba, nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ASXH, thứ tư, nhóm giải pháp khác.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Topic: Attracting ODA capital to achieve the objective of ensuring social protection in Vietnam to 2020
Major: Finance – Banking      Code: 62340201
PHD candidate: Nguyen Viet Cuong    
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Huu Tai 

The new academic and theoretical contributions

Based on the literature review, theoretical framework on ODA for Social Protection, the thesis has identified the gaps in researches and research model with three independent variables: ((1) the conformity in objectives between providers and recipients of ODA; (2) the system of policy, institutional, legislation and strategy to attract ODA capital in Vietnam; (3) the effective use of ODA) and 01 dependent variable is the ability to provide ODA of sponsors.

Based on the results of empirical survey and qualitative research method to identify factors as well as initial measurements of each factor in the model, the thesis has used quantitative research method with 02 steps: (1) Preliminary quantitative research with small sample size to build the scale with Cronbach’s Alpha Reliability Coefficient method; (2) The final quantitative research (methods used: (i) KMO and Bartlett’s test, (ii) EFA analysis, (iii) Cronbach’s Alpha Reliability Coefficient, (iv) correlation coefficient test and (v) regression analysis) to test the scale and relationship between 3 independent variables and dependent variable. The research results have identified the relationship between independent and dependent variables as well as tested the research model and initial hypotheses.

Recommendations drawn from the thesis research results

The results from econometric model have demonstrated the proposed hypotheses and quantified the relationship between factors (independent variables) and attracting ODA in Social Protection Field.

Based on the theoretical framework on ODA for Social Protection Field, the thesis has also identified limitations and cause of them in attracting ODA for Social Protection in recent time; combining with baseline study through secondary data and experts’ opinions, the thesis has also identified the ODA needs for Social Protection in the near future.

The thesis has proposed key solution groups for strengthening the attraction of ODA capital associated with each specific factor: firstly, solution group for strengthening, ensuring the harmony of interests between sponsors and recipients of ODA; secondly, solution group for completing institutional, legislation, policy, strategy of ODA in social protection; thirdly, solution group for strengthening the effective use of ODA in social protection; fourthly, other solution group.