Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 06/02/2017 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hương, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 06/01/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế) Mã số    :  62310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn: GS.TS. Phan Công Nghĩa

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Luận án đã đưa ra các thảo luận và xác định các chỉ tiêu có liên quan giữa Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) và phương pháp đo lường tăng trưởng theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), trên cơ sở đó đưa ra những phân tích về sự tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế theo cách đánh giá trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp.

-  Luận án đã chỉ ra 02 nhóm chỉ tiêu phục vụ đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế: Nhóm chỉ tiêu/nhân tố đầu vào phản ánh du lịch trong nước (gồm các chỉ tiêu phản ánh khách du lich quốc tế đến và khách du lịch nội địa); Nhóm chỉ tiêu đầu ra biểu hiện tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế (gồm 05 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất của du lịch, Giá trị tăng thêm của du lịch, Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch, Thu nhập của người lao động từ du lịch và Lao động du lịch).  

-  Dựa trên thông tin từ Bảng I-O cạnh tranh, luận án đã áp dụng Bảng I-O phi cạnh tranh làm công cụ tính toán và phân rã tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch nội địa khi đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với tăng trường kinh tế.  

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án  

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thử nghiệm tính toán cho trường hợp của Việt Nam năm 2013, Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế như sau:

-  Để nâng cao đóng góp của du lịch đối với phát triển kinh tế chính sách thu hút khách du lịch quốc tế cần quan tâm hơn nữa đến việc khuyến khích chi tiêu các sản phẩm sản xuất trong nước, tăng cường xuất khẩu trực tiếp hàng nội địa, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; Tập trung đầu tư cho những ngành có tác động gián tiếp cao hơn, tức là có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế như: phân phối hàng hóa, tham quan, vui chơi giải trí và khám chữa bệnh.

-  Để gia tăng tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế, cần có chính sách đầu tư khuyến khích chi tiêu của khách du lịch trong những hoạt động dịch vụ có tác động gián tiếp cao hơn, tức là có ảnh hưởng tốt hơn đến nền kinh tế như: phân phối hàng hóa, vui chơi giải trí và khám chữa bệnh.

-  Tổng cục Thống kê nên xác định đơn vị điều tra là hộ gia đình khi tiến hành điều tra chi tiêu khách du lịch; hàng năm nên  tính toán và công bố tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

---------

NEW CONTRIBUTIONS OF THIS DOCTORAL THESIS

Thesis Title: Statistical research on total impact of tourism on Vietnam’s economic growth.
Major: Economics (Economic Statistics) Code: 62310101
Doctoral Candidate: Nguyen Thi Huong
Academic Supervisor: Professor, Dr. Phan Cong Nghia

New contributions to theoretical and methodological aspects 

- The thesis introduced discussions and identified indicators related to hrough codifying and associating theories of tourism in Tourism Satellite Account (TSA) and arguments on methods of measuring growth based on theof System of National Accounts (SNA). On that basis,, the thesis introduced analysis on has clarified the impact of the international tourism and domestic tourism on economic growth by assessing the ed direct impact, indirect impact and combined impact.

- The thesis has proposed 02 indicator groups for assessing the total impact of tourism on economic growth: the Group of input factors/indicators factor reflecting domestic tourism (including indicators reflecting  international visitors and domestic visitors); the Group of output indicators expresses presents the total impact of international tourism and domestic tourism on economic growth (including 05 indicators: production value of tourism, value added of tourism, gross domestic product generated from the impact of tourism, workers income from tourism and tourism employmentlabor).

- Based on information from the competitive I-O table, the thesis appliedproposes to use of the non-competitive IO table as calculation tools and decay explicitly analyzed the role of international tourism and domestic tourism when assessing the impact of tourism activities on economic growth. 

New conclusions and recommendations withdrawn from the research findings

From theoretical research results and tested calculations for the case of Vietnam in 2013, the thesis has proposed a number of recommendations to strengthen the impact of tourism on economic growth and strengthen statistics the statistical work to assessing the impact of tourism on economic growth as follows:

- To enhance the contribution of tourism to economic development, policies towhich attract international visitors need to pay more attention toon stimulating the spending on domestic manufactured products, strengthening the direct export of domestic goods and generating foreign currencyexchange earner for the country; Concentrating investments on sectors with strongerhigher indirect impacts, which means they have a positive impacts on the economy, such as goods distribution, sightseeing, entertainment and medical serviceshealth care.

- In order to strengthen tourism impact on economic growth, it is necessary to have investment policies available which stipulate spending of tourists in service activities with higher indirect impact, or better effect on the economy, such as goods distribution, entertainment and medical services.

- GSO should consider identify households as surveyinvestigations units is a household when conducting a surveyan investigation on about visitors’s  spendingexpenditure; it should also annually estimate and publichcalculated and published the total impact of tourism on the economic growth of Vietnam.