Nghiên cứu sinh Hà Ngọc Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 30/12/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hà Ngọc Thắng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 29/11/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (khoa) Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Hà Ngọc Thắng
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thành Độ

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, dựa trên lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định, luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Các yếu tố đó bao gồm thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, niềm tin và cảm nhận rủi ro. 
 
Thứ hai, luận án đã phát triển lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định bằng cách bổ sung biến niềm tin và cảm nhận rủi ro vào mô hình này để dự đoán ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. Kết quả của luận án cho thấy, niềm tin và cảm nhận rủi ro là những yếu tố có tác động rất lớn đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. 
 
Thứ ba, luận án đi sâu phân tích và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến. Đặc biệt, luận án đã phát hiện ra mối quan hệ mới giữa nhóm tham khảo và niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.
 
Thứ tư, luận án phát triển thang đo cho các biến niềm tin và nhận thức về tính hữu ích của khách hàng đối với mua sắm trực tuyến cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.
 
Thứ năm, luận án kiểm định lại một số giả thuyết mà các công trình nghiên cứu trước đây vẫn còn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất. Ví dụ như ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro và đặc điểm người tiêu dùng đến ý định mua trực tuyến của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định mua trực tuyến. Ngược lại, thu nhập và độ tuổi của khách hàng có mối quan hệ tỉ lệ thuận với ý định mua. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa giới tính và trình độ học vấn với ý định mua.
 
Thứ sáu, luận án đã phát hiện ra một số mối quan hệ mới so với lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định. Nhóm tham khảo không ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua mà nó ảnh hưởng thông qua thái độ của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã gợi ý cho các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà bán lẻ trực tuyến một số đề xuất để giảm thiểu cảm nhận rủi ro và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với các nhà bán lẻ trực tuyến, qua đó nâng cao ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.
Luận án mới chỉ nghiên cứu ý định mua của khách hàng cá nhân, vì vậy hướng nghiên cứu trong tương lai cần tiếp tục thực hiện là: nghiên cứu hành vi mua, khách hàng tổ chức.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
--------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic:  Studying factors affecting online shopping intentions in Vietnam
Major: Business Administration (Faculty) Code: 62.34.01.02
PhD Candidate: Ha Ngoc Thang
Instructor: Prof. Nguyen Thanh Do, PhD
 
Theoretical contributions:
 
Firstly, base on the decomposed theory of planned behavior, the thesis determined factors affecting online shopping intentions of consumers. These factors are attitude, perceived behavioral control, trust and perceived risks.
 
Secondly, the thesis further developed the decomposed theory of planned behavior by adding variables: trust and perceived risks to this model to predict online shopping intention of consumers. The results of the thesis showed that trust and perceived risk are factors having a significant impact on consumers’s online shopping intention.
 
Thirdly, the thesis analyzed in depth and pointed out factors that affect consumers’ trust in online shopping. In particular, the thesis found out a new relationship between the reference group and consumers’ trust in online shopping context.
 
Fourthly, the thesis developed the scales for variables of trust and perceived usefulness with adaptation to research context in Vietnam.
 
Fifthly, the thesis tested the hypotheses that are unclear in the previous studies, such as the influence of perceived risk and characteristics of consumers on their online shopping intention. The results showed that perceived risk has negative influence on online shopping intention. However, income and age of the consumers has positive influence on shopping intention. Meanwhile, the results of research also showed that there is no relationship between gender and education degree and shopping intention.
 
Sixthly, the thesis found additional relationships to the decomposed theory of planned behavior. References group do not directly affect on buying but it affects through the customer attitudes  toward online shopping.
 
Practical implications: 
 
Basing on study results, the thesis has suggestions for state management agencies and online retailers to reduce perceived risks and build the customers’ trust to online retailers by giving some proposals, hereby enhancing the online buying intention of Vietnamese consumers.
The current thesis scope is on buying intention of individuals, so the intended future research idea should be: studying buying intention of organization customers .