Nghiên cứu sinh Dương Công Doanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 01/11/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Dương Công Doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam".
Thứ ba, ngày 01/10/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
Nghiên cứu sinh: Dương Công Doanh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
 Trên cơ sở lý thuyết hành vi có kế hoạch, tác giả đã tiến hành tổng quan một cách có hệ thống các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới dự định khởi sự kinh doanh và chia các yếu tố ảnh hưởng đó thành 04 nhóm: đặc tính cá nhân, động lực cá nhân, môi trường-bối cảnh và nền tảng cá nhân. Qua đó tác giả làm rõ khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài. Luận án cũng đã trình bày các vấn đề lý luận về khởi sự kinh doanh. 
 
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ cơ chế tác động của các yếu tố thuộc môi trường và bối cảnh (vốn quan hệ xã hội, môi trường đào tạo đại học, cơ chế chính sách của chính phủ và quan niệm của xã hội) tới quá trình tư duy về khởi sự kinh doanh (quá trình đi từ thái độ đối với khởi sự, sự tự tin vào năng lực khởi sự, chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm soát cho tới dự định khởi sự kinh doanh). 
 
Luận án chỉ ra rằng vốn quan hệ xã hội mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh song lại tác động mạnh mẽ tới các yếu tố thuộc thái độ cá nhân (sự tự tin vào năng lực khởi sự và cảm nhận khả năng kiểm soát), qua đó tác động gián tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Môi trường đào tạo đại học cũng ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh với mức độ mạnh. Đáng chú ý, quan niệm của xã hội-mức độ một xã hội ngưỡng mộ, ủng hộ hay miệt thị kinh doanh- mặc dù không có tác động trực tiếp song lại tác động gián tiếp và tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua sự tự tin vào năng lực khởi sự, cảm nhận khả năng kiểm soát và thái độ đối với khởi sự kinh doanh. Hơn nữa, cơ chế chính sách của chính phủ tác động yếu và tiêu cực tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Ngoài ra, luận án cũng chứng minh được rằng mặc dù dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ý kiến những người xung quanh (chuẩn chủ quan) song lại chịu ảnh hưởng gián tiếp của biến này thông qua sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với khởi sự kinh doanh và cảm nhận khả năng kiểm soát. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
     Luận án phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc môi trường và bối cảnh có tác động tới quá trình tư duy về khởi sự kinh doanh. Trên cơ sở phát hiện đó luận án có đề xuất một số hàm ý chính sách tới các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước và các trường đại học, học viện nhằm thúc đẩy khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Applying the Theory of Planned Behavior to explore the factors influencing on university students’ entrepreneurial intention in Vietnam
Major: Business Administration (Faculty)
PhD Candidate: Duong Cong Doanh
Instructor: Assoc. Prof. Nguyen Ngoc Huyen, PhD
Institution: National Economics University
 
1.New academic and theoretical contributions
 
On the basis of the Theory of Planned Behavior proposed by Ajzen (1991), the literature review involved in factors influencing entrepreneurial intention had been systematically performed on the thesis. The factors are divided into 4 groups, including: individual characteristics, personal motivation, environment (contextual factors) and personal background. Then, the existing research gap and the objectives of the research is represented clearly. Moreover, the thesis also presents some theories issues relating to entrepreneurship. 
 
Based on literature review and theories, the author proposed the research model to investigate the effects of contextual factors (social capital, university education, regulatory and normative dimensions) on the cognitive process of entrepreneurship (from attitude towards entrepreneurship, subjective norms, perceived behavioral control to entrepreneurial intention).
 
The study shows that although social capital does not have direct effect on entrepreneurial intention but it strongly influences on attitudinal antecedents (entrepreneurial self-efficacy, attitude towards entrepreneurship and perceived behavioral control). Thus, entrepreneurial self-efficacy, attitude towards entrepreneurship and perceived behavioral control mediates the relationship between social capital and entrepreneurial intention. University education also has both direct and indirect impacts on entrepreneurial intention. Interestingly, normative dimension- the degree to which a society admires, supports or disparages business-though does not have the direct relationship, it has strong and indirect effect on entrepreneurial intention through entrepreneurial self-efficacy, perceived behavioral control and attitude towards entrepreneurship. Moreover, regulatory dimension has the weak and negative influence on students’ entrepreneurial intention. Also, the research proves that although student’s entrepreneurial intention is not directly affected by subjective norms, it is indirectly influenced by this factor through entrepreneurial self-efficacy, attitude towards entrepreneurship and perceived behavioral control. 
 
2.New findings and recommendations 
 
  The study discovers the relationship between contextual factors and the cognitive process of entrepreneurship among Vietnamese students. Based on new findings of this study, some policies are proposed to promote entrepreneurial activities in Vietnam, especially university students.