Nghiên cứu sinh Đỗ Hồng Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 25/12/2014 tại Phòng họp 206 Nhà 12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Hồng Nhung, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ hai, ngày 24/11/2014

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng      
Mã số:  62340201    
Nghiên cứu sinh: Đỗ Hồng Nhung
Người hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Duy Hào
 
Những đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án
 
Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp là chủ đề được tập trung nghiên cứu trên thế giới từ mấy thập niên trở lại đây, mỗi nghiên cứu đề cập tới khía cạnh khác nhau về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Đặc biệt là quy trình này sẽ được ứng dụng cho một ngành kinh doanh cụ thể. Thêm vào đó, tác giả đã đề xuất một số chỉ tiêu mới  phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp như tỷ số dòng tiền/doanh thu, dòng tiền/tài sản, dòng tiền/lợi nhuận sau thuế, dòng tiền/vốn chủ sở hữu bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh, tức thời) truyền thống đang được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án
 
(1) Trên cơ sở khảo sát 15/53 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết (DN CBTPNY), phỏng vấn sâu các DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia tài chính và kiểm toán viên, tác giả đã phân tích các nội dung quản trị dòng tiền, đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các DN CBTPNY, qua đó đã phát hiện nội dung quản trị dòng tiền chưa được các DN này thực hiện đầy đủ. Cụ thể: việc lập kế hoạch dòng tiền đang được thực hiện như một nội dung nhỏ trong lập kế hoạch tài chính hàng năm, dự báo dòng tiền dựa trên kinh nghiệm của giám đốc tài chính/kế toán trưởng, đặc biệt mô hình ngân quỹ tối ưu chưa được sử dụng.
 
(2) Từ kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia và kiểm toán viên, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp:
 
Thứ nhất, nhóm giải pháp trực tiếp: 
 
(i) Dự báo dòng tiền: Từ dữ liệu thu thập được của 53 DN CBTPNY, tác giả đã xây dựng phương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa dòng tiền của doanh nghiệp với biến phản ánh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, dòng tiền quá khứ (kỳ trước) qua đó tác giả cũng chứng minh được dòng tiền kỳ trước không ảnh hưởng tới dự báo dòng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho tác động thuận chiều và khoản phải trả tác động ngược chiều tới dòng tiền dự báo của doanh nghiệp; 
 
(ii) Xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu: Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, mô hình ngân quỹ tối ưu không được các DN CBTPNY quan tâm, các nhà quản trị tài chính chưa có khái niệm về mô hình này. Qua nghiên cứu này, tác giả đã gắn kết mô hình ngân quỹ tối ưu Stone với điều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt tại các DN CBTPNY.  
 
Thứ hai, nhóm giải pháp bổ trợ: Tuyển mới giám đốc tài chính và tách chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng với giảm đốc tài chính; Ứng dụng mô hình điểm đặt hàng hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí hàng tồn kho; Sử dụng các sản phầm từ ngân hàng thương mại như Future, Option, Factoring nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng sản phẩm quản lý vốn lưu động; Xây dựng, nâng cấp phần mềm kế toán cần tách phần hành quản trị dòng tiền độc lập với các phần hành khác. 
 
Bên cạnh đó, để thực hiện thành công các giải pháp một số kiến nghị được tác giả đề xuất: tạo lập thị trường giao dịch cho các công cụ tín dụng thương mại, tách Luật các công cụ chuyển nhượng thành Luật Hối phiếu và Luật Séc, hỗ trợ về mặt phí dịch vụ và ban hành văn bản pháp quy để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty mua bán nợ và các trung tâm trọng tài thương mại.    
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS
 
Thesis: Managing cash flow of food processing enterprises listed on Vietnam stock market
Major: Finance and Banking        Code: 62340201
Fellow: Do Hong Nhung 
Instructor: Associate Prof., Dr. Vu Duy Hao
 
New theoretical contributions of the thesis
 
Managing corporate cash flow is a subject which has been put in focused research worldwide for several decades, each of which addresses a different aspect of corporate cash flow management. In this study, the author proposes a new approach of managing corporate cash flow which stipulates that cash flow management should be implemented in a process including such professional activities as derivative transactions, record, control and financial transactions in order to optimize the usage and handling of corporate funds. Especially, this process will be applied to a specific business sector. In addition to the traditional indicators reflecting liquidity (short, quick, instantaneous) and widely used in corporate financial analysis, the author proposes a number of other indicators that reflect quality of corporate cash flow, e.g. ratio of cash flow / revenue, cash flow / assets, cash flow / profit after tax, cash flow / capital of corporate owners.
 
New findings and proposals based on the study results of the thesis
 
(1) Based on the survey and in-depth interviews carried out in 15/53 food processing enterprises listed (FPE) and advice from the financial experts and auditors, the author analyzed the contents of cash flow management, assessed the cash flow management of the FPE, and found out that the contents of cash flow management in these enterprises are not fully practiced. Specifically, the planning of cash flow is being considered as a minor content of the annual financial planning; the cash flow projections are being done just based on experience of the chief financial officer and chief accountant; particularly, the model of optimal funds is not applied.
 
(2) Based on the survey results combined with in-depth interviews taken in the FPE and advice of the experts and auditors, the thesis proposes two groups of solutions:
 
First, group of direct solutions:
 
(i) Forecast of Cash flow: based on the data collected from 53 FPE, the author has developed a regression equation which reflects the relationship between the cash flows of the business and the variables which show the amounts receivable and payable, inventory, and cash flow in the past (previous period). The author demonstrates that previous cash flow does not affect the forecast of cash flow. The accounts receivable and inventory have positive impacts and the accounts payable cause negative impacts to the cash flow projections of the business;
 
(ii) Constructing a model of optimal funds
 According to the survey results and in-depth interviews, the model of optimal funds is not cared about by the FPE and the financial managers do not even have the concept of this model. Through this study, the author attached the model of optimal funds (Stone) to practical conditions in Vietnam, especially the conditions of the FPE.
 
Second, group of complementary solutions:  Recruit new Chief Financial Officer and detach the function of the chief accountant from that of the Chief Financial Officer; apply the model of effective point of sales to reduce inventory costs; use products of commercial banks such as Future, Option, and Factoring to prevent risks of exchange rate, and use the product of working capital management; separate the administration of cash flow from the other tasks in the process of building and upgrading accounting software.
 
Also, for a successful implementation of the solutions, the author proposes some recommendations as follows: 
- Create transaction market for the instruments of commercial credits;
- Convert the Law of transferring instruments into the Law of Drafts and the Law of Cheque;
- Provide services and issue legal documents in order to create favorable conditions for the operation of the companies specializing in debt trading and the centers for commercial arbitration.