Nghiên cứu Nguyễn Văn Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h30 ngày 07/01/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Phương, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình".
Thứ năm, ngày 07/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị                  
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Phương                                 
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Thắng   

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm và sản lượng tài nguyên khai thác. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về vấn đề này. Những vấn đề được phát hiện trong nghiên cứu:
 

Thuế tài nguyên chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, tổ chức quản lý thuế tài nguyên của Nhà nước, nhận thức của người khai thác. Trong đó cơ chế chính sách thuế tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất, thuế suất và giá tính thuế trong chính sách thuế tài nguyên là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất.

Để thúc đẩy tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm, điều tiết sản lượng    tài nguyên khai thác và tăng thu cho ngân sách; cần phải thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng của thuế tài nguyên theo hướng tích cực. Từ phân tích định lượng các nhân tố thuế suất và giá tính thuế cho thấy hai nhân tố này làm thay đổi nhiều nhất sự tác động của thuế tài nguyên. Kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, nghiên cứu cho thấy đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến khai thác cần dựa vào tiêu chí định tính và định lượng.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất: Khi thuế suất các loại tài nguyên đá vôi, đất làm gạch, nước khoáng, đất san lấp tăng từ 2% - 5% so với mức thuế suất hiện hành các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động khai thác. Kết quả nghiên cứu riêng biệt của luận án là cơ sở để đề xuất điều tiết sản lượng khai thác và điều chỉnh tăng thuế suất.

Thứ hai: Đề xuất từ kết quả nghiên cứu hai loại tài nguyên mới là danh lam thắng cảnh và kho số thuê bao điện thoại đưa vào tính thuế tài nguyên là hoàn toàn có cơ sở về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Đây cũng là đề xuất đầu tiên đối với hai loại tài nguyên này mà trong các công trình nghiên cứu trước chưa đề cập đến.

Thứ ba: Vận dụng kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm các nước, tác giả luận án đã kế thừa và phát triển đưa ra hai nhóm các giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan gồm: Hoàn thiện nội dung một số luật pháp liên quan đến thuế tài nguyên; tăng cường tổ chức quản lý thực hiện Luật thuế của ngành Thuế và địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp Luật thuế; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ thuế; nâng cao nhận thức của người nộp thuế. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách thuế tài nguyên gồm: Hoàn thiện quy định đối với người nộp thuế; điều chỉnh đối tượng chịu thuế; điều chỉnh sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất; Điều chỉnh các trường hợp được miễn giảm thuế, để các nhà quản lý tham khảo.

 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------


NEW CONTRIBUTIONS

Thesis topic: The impact of natural resources tax on natural resources exploitation through the research at Ninh Binh province
Specialty: Economics                           
PhD candidate: Nguyen Van Phuong           
Academic advisor: Associate Prof. Dang Van Thang, PhD     
   
Theoretical and empirical contributions

Globally, many researchs on the impact of natural resource tax on the exploitation of natural resources have been studied; however, the thesis is the first study in Vietnam. Several issues were identified in the study including:

The natural resource tax is influenced by the following factors: the relevant legal system, the natural resources tax mechanism, the natural resources tax management organization of the State and the awareness of the operators. Where the natural resource tax mechanism is the most important factor, the tax rate and the taxable price in the resource tax policy are the most influential factors.

In order to promote the impact of natural resources tax on thriftily exploiting, regulate the production of exploited natural resources and increase revenues for the state budget; It is important to promote the positive impact of resource taxation. According to the quantitative analysis, the taxation factors and taxable price impact the most to the natural resource tax. In the development of previous studies, the thesis shows that the assessment of the impact of natural resources tax on exploitation should be based on qualitative and quantitative criteria.

New proposals drawn from the research results

Firstly, when the tax rate for limestone resources, brick-making, mineral water and fill-up soil increased from 2% to 5% of the current tax rate, enterprises still perform normally. The separate research results of the thesis are the basis for proposing the regulation of mining output and adjusting the tax rate increase.

Secondly, proposals, according to the study of two new natural resources inlcuding scenic places and telephone subscriptions, for these to be included in the calculation of natural resource tax are well grounded theoretically and empirically. It is also the first proposal for these two types of resources, which have not been mentioned in previous studies.

Thirdly, applying the previous research results and the experiences of other countries, the author have inherited and developed two groups of solutions to enhance the impact of natural resource tax. Group of solutions related to policy mechanism and regulation including completing the content of regulations related to natural resource tax, strengthening the management of implementing of Tax Laws at localities, intensifying the inspection and supervision and violation handling, raising the capacity and qualifications of policy makers and tax officials, and raising the awareness of taxpayers. Group of solutions related to complete the content of the natural resource tax policy including completing the regulations for taxpayers, adjusting taxable objects, adjusting taxable natural resource outputs and the taxable price and the tax rate, and adjusting the case of tax exemptions, for managers to refer.