NCS Phan Hồng Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 25/05/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Hồng Mai, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, với đề tài “Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam”.
Thứ ba, ngày 24/04/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng      
Mã số: 62.31.11.01
Nghiên cứu sinh: PHAN HỒNG MAI       
Người hướng dẫn: GS.TS CAO CỰ BỘI

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án đã đề xuất khái niệm mới về quản lý tài sản tại các doanh nghiệp ngành xây dựng, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó, nhấn mạnh tài sản cần được quản lý ngay từ khi doanh nghiệp có nhu cầu hình thành tài sản cho tới lúc thanh lý, thay thế bằng tài sản khác. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung cụ thể của hoạt động quản lý từng loại tài sản.

Thứ hai, dựa trên những mô hình quản lý tài sản tại các doanh nghiệp nói chung, luận án đã phát triển hệ thống lý luận về quản lý tài sản áp dụng riêng cho doanh nghiệp ngành xây dựng, gắn liền với đặc thù của ngành nghề này với các nội dung là: dự báo dòng tiền trong lĩnh vực xây lắp; thỏa thuận điều khoản thanh toán với chủ đầu tư, theo dõi thu hồi công nợ; tính giá thành và kết chuyển chi phí sản xuất dở dang; lựa chọn nhà thầu phụ và thuê TSCĐ.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Kết quả phân tích bộ số liệu của 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết từ năm 2006 đến 2010 cho thấy cơ cấu tài sản của các công ty này khác biệt với các ngành sản xuất thông thường, trong đó, khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là hàng tồn kho, tài sản cố định và tiền. Trong khi đó, cơ cấu vốn mất cân đối với tỷ lệ nợ bình quân bằng 65%. Tình trạng trên dẫn tới việc các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết đóng hai vai trò “con nợ” và “chủ nợ”, dễ dàng gặp rủi ro về thanh khoản.

Kết quả phỏng vấn sâu 15 cán bộ quản lý cho phép nhận diện các nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong hoạt động quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là những bất cập về quản lý vốn; hoạt động đấu thầu và quy hoạch xây dựng; dịch vụ hỗ trợ quản lý công nợ. Đây là căn cứ quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện từng giải pháp.

Thông qua những kết quả ước lượng (có độ tin cậy cao) từ mô hình phản ánh tác động của quản lý tài sản tới ROA, ROE và chỉ số Z, luận án khẳng định quản lý tài sản là yếu tố cốt lõi để các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết phát triển bền vững, thay vì tận dụng đòn bẩy tài chính.  

Sử dụng số liệu thực tế tại công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long, luận án đã xây dựng được mô hình Miller – Orr để quản lý ngân quỹ và chỉ rõ tác dụng giúp công ty tăng khả năng thanh toán, giảm nợ và tăng khả năng sinh lời. Mô hình này hoàn toàn có thể ứng dụng tại các công ty cổ phần xây dựng niêm yết khác.  

Nghiên cứu điển hình 10 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết có nguy cơ phá sản cao do lạm dụng đòn bẩy tài chính, luận án đã đề xuất giải pháp phù hợp về cơ cấu vốn và quản lý tài sản, với các kịch bản cụ thể như giảm tỷ lệ nợ xuống 70%; 50%; kết hợp giảm tỷ lệ nợ xuống 70% đồng thời tăng EBIT lên 1,5 lần; giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ trong khoảng từ 33% tới 55%. Các giải pháp trên hoàn toàn có thể vận dụng trong thực tiễn.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS

Thesis name: Asset management of listed construction joint stock companies in Vietnam
Major: Economics and Finance – Banking
Code: 62.31.11.01
Researcher: MAI PHAN HONG
Instructor: Prof., Dr. BOI CAO CU

New theoretical contribution

First, the thesis introduces a new concept of asset management in construction businesses, which is different from the view of many economists and management experts in Vietnam. It emphasizes that assets should be managed right from the time a business needs to create assets to the time they are liquidated or replaced by other assets. This concept is an important theoretical basis for determining specific contents of management over each type of asset.

Second, based on the asset management model in enterprises in general, the thesis develops a theoretical system of asset management specially applied for the construction industry, associated with such particular features as forecasting cash flow in construction sector, agreeing on payment terms with the investor, tracking debt collection; estimating costs, carrying forward unfinished production costs, selecting subcontractors and renting fixed assets.

New practical findings and recommendations

Data analysis of 104 joint stock construction companies from 2006 to 2010 showed that the asset structure of construction companies is of a great difference from that of the conventional manufacturing sector, in which the accounts receivable take the largest proportion, followed by inventory, fixed assets and cash. Meanwhile, the unbalanced capital structure with the average debt ratio is 65%. This situation leads to the fact that construction companies play two roles: "debtors" and "creditors", which shows potential risk in liquidity.

The results obtained from 15 in-depth interviews with management personnel helped identify the causes of weak asset management in these companies, the leading cause of which lies in the drawbacks in capital management, bidding, construction planning, and debt management assistance. This is the most important basis for determining priorities for each solution.

Through the estimates of high reliability based on the model of asset management impact on ROA, ROE and Z index, the thesis confirms that asset management is the core element, other than financial leverage, for the listed construction joint stock companies to have sustainable development.

Using the actual data of Song Da - Thang Long, two construction joint stock companies, the thesis produced the model of Miller - Orr for fund management, helping the companies increase their liquidity, reduce debt and increase profitability. And practically, this model can be applied in other construction joint stock companies.

After conducting case study of 10 listed construction joint stock companies of high risk of bankruptcy due to abusing financial leverage, the thesis proposed appropriate solutions to the questions of capital structure and asset management, such as reducing debt ratio to 70% and 50% and increasing EBIT by 1.5 times; reducing short-term debt in total debt from 33% to 55 %. Obviously, these solutions can be applied in practice.